6 tháng trước
9 Điều Sếp Không Làm Và Bạn Cũng Không Nên Làm
164

2160
Lượt xem
373
Lượt chia sẻ
104
Lượt bình luận

Hãy xây dựng sự thành công của bản thân bạn nhờ vào sự chú ý và làm theo gương sếp của bạn. Có những thói quen xấu mà bạn cần thoát khỏi để gây ấn tượng với sếp. Ông ta sẽ ngồi dậy và chú ý tới những nhân tài và những người làm việc chăm chỉ như bạn.

Sếp của bạn tránh xa những thứ sau đây:

1. Gửi email dài dòng và nhiều chuyện


1-bitt

Email nên được viết bằng những câu ngắn, mạch lạc. Chỉ cho biết cái gì đang cần chứ không nên dài dòng lê thê về mức độ cần thiết của nó. Dùng những lời lẽ súc tích đi thẳng vào vấn đề. Làm vậy không chỉ giúp người nhận thấu hiểu sự chính xác của bức thư, mà bạn còn tiết kiệm được thời gian của mình.

2. Quá thụ động

Hãy nói ra khi bạn cần sự trợ giúp hoặc có một ý tưởng cần chia sẻ. Nếu chỉ im lặng hoặc gật gù đồng ý, tầm quan trọng của tiếng nói riêng của bạn sẽ dần dần bị đánh mất. Đừng để người khác dẫn dắt hoàn toàn câu chuyện. Hãy nói ra để tạo nên những thay đổi có hiệu quả.

3. Thay "Không" cho "Không bao giờ"


1-bitt

Đôi khi câu trả lời "không" có nghĩa là "không phải lúc này". Nó có thể có nghĩa là thời điểm đó chưa đủ chín muồi để bắt đầu một dự án đặc biệt hoặc thực hiện một ý tưởng mới. Rèn luyện tính kiên trì qua một tình huống khó có nghĩa là đủ quyết tâm để theo đuổi và làm tiếp vào một thời điểm thích hợp.

4. Không bao giờ nghĩ đến sự tranh đấu

Luôn giữ cho những kỹ năng của bạn được cập nhật để không chỉ đứng đầu trong cuộc đấu, mà còn tăng thêm giá trị cho kinh nghiệm của bạn. Theo dõi những gì những đối thủ đang làm để vượt lên hoặc là lấp vào những chỗ trống mà đối thủ chưa hoàn thành. Liên tục suy nghĩ sáng tạo để xung phong vào những sản phẩm, kế hoạch hoặc dịch vụ mà đối thủ không quan tâm đến.

5. Không lập kế hoạch cho tương lai


1-bitt

Những kế hoạch tương lai giúp bạn tránh được một số cạm bẫy lớn trong sự nghiệp. Ví dụ như tính trước sẽ tránh được những tai nạn nghề nghiệp. Hoặc là hãy tưởng tượng một viễn cảnh mang thành công về, chẳng hạn như chuẩn bị để đề nghị tăng lương. Lập kế hoạch cho tương lai cung cấp cho bạn cả cái nhìn bên trong và tầm nhìn về phía trước trong việc phát triển sự nghiệp của bạn.

6. Sợ làm lãnh đạo


1-bitt

Hãy nuôi dưỡng niềm đam mê, tính chân thật và sự tôn trọng trên con đường hướng tới khả năng lãnh đạo. Khi nghiên cứu về sếp, hãy tự hỏi, "Những phẩm chất nào đã làm cho họ trở thành nhà lãnh đạo như hôm nay?". Hãy trau dồi tỉ mĩ những phẩm chất ấy trong cuộc sống của bạn.

7. Thiếu chủ động trong sự nghiệp

Chủ động trong công việc nghĩa là tự vạch ra con đường dẫn tới thành công của bạn. Bạn hoàn toàn biết được cánh cửa cơ hội đang đóng hay mở. Hãy viết ra giấy bạn nhìn thấy bạn làm gì, ở đâu trong hai hoặc ba năm nữa trong sự nghiệp. Có phải làm quản lý không? Hay là một chức vụ khác? Bạn cần bước những bước nào để đạt tới đó? Hãy viết ra và hành động.

8. Suy nghĩ tiêu cực


1-bitt

Lời khuyên suy nghĩ tích cực nghe có vẻ rập khuôn. Bất kể bạn đến nơi đâu cũng sẽ có người khuyên bạn lời khuyên thông thái này. Thực tế là những gì bạn nghĩ sẽ điều khiển hành động của bạn. Suy nghĩ tích cực sẽ hướng bạn đến những cư xử và hành động tích cực. Không có lý do gì để không suy nghĩ một cách tích cực. Sau cùng thì bạn cũng giỏi như những người khác; đôi khi kém hơn, nhưng hầu hết là tốt hơn.

9. Bỏ sót chi tiết nhỏ nhất


1-bitt

Điều "khủng khiếp" thực chất nằm trong những tiểu tiết. Hướng tới chi tiết giúp bạn không bỏ qua những cơ hội khi chúng đến. Chú ý tới những tiểu tiết có thể giúp bạn không mất khách hàng. Khả năng này được trau dồi theo thời gian và thông qua rèn luyện. Nhiều lỗi sẽ được phát hiện sớm hơn và sửa chữa trước khi tạo nên tai họa khủng khiếp.