6 tháng trước
7 Sai Lầm Thường Gặp Trong Công Việc Đầu Tiên
189

2809
Lượt xem
517
Lượt chia sẻ
58
Lượt bình luận

Công việc đầu tiên của bạn là một cách tuyệt vời để tạo các mối quan hệ có liên quan đến nghề nghiệp và để bạn thực sự nắm được những điều kiện của nghề nghiệp. Hầu như bạn có công việc đầu tiên khi còn khá trẻ, nhưng rất quan trọng khi phải nhớ rằng giờ bạn là người chuyên nghiệp, và phải cư xử cho giống vậy. Dù bạn làm gì, đừng mắc phải 7 sai lầm sau:

1. Giả vờ như hiểu mọi thứ ngay lập tức

Nếu bạn không hiểu gì đó, việc bạn hỏi lại cho rõ là rất quan trọng. Không làm thế thì sẽ có những rắc rối lớn trong tương lai. Đa số mọi người sẽ vui vẻ giúp bạn, đặc biệt nếu bạn là người mới. Đặt mọi việc ra phía trước như thế sẽ tốt hơn là sau này đi sửa lại những sai lầm của bạn. (Việc đó cũng có khả năng làm lãng phí thời gian của người khác nữa).

2. Giả vờ không hiểu gì

Nhiều người phạm sai lầm là giả vờ không hiểu gì đó, vì họ nghĩ như thế sẽ ép những người khác tương tác với họ và làm giảm bớt khối lượng công việc của họ. Dù cho bạn muốn ngồi nghỉ và giả ngơ, đó không bao giờ là ý hay cả. Nếu bạn biết bạn đang làm gì và có thể hoàn thành công việc tốt, nó cho thấy bạn có nhiều kỹ năng và sẽ thực sự gây ấn tượng được với sếp của bạn. Miễn là sự tự tin của bạn phù hợp với kiến thức của bạn, hãy biến nó thành lợi thế.

3. Làm ngơ những người cùng làm khác

Ngay cả khi nếu bạn thật sự không thích ai khác ở chỗ làm, nỗ lực một chút cũng quan trọng. Việc đó làm một ngày của bạn dễ thở hơn. Bạn cũng không bao giờ biết được khi nào sẽ cần sự giúp đỡ của ai đó trong công việc. Đừng xa lánh người khác, và đừng xấu hổ. Công việc có thể giống như việc lặt vặt nếu bạn không có ai để nói chuyện cùng trong khi làm. Cố gắng tiếp xúc với những người làm việc cùng. Họ có thể trở thành bạn, đồng minh, và ngay cả người dạy cho bạn.

4. Quên phép lịch sự

Những môi trường làm việc khác nhau sẽ có phép xã giao khác nhau đi cùng với chúng, nhưng một quy tắc chung là hãy lịch sự với mọi người. Đừng đốt bất cứ "cây cầu" nào chỉ vì thô lỗ hay bất cẩn. Cũng tốt thôi khi cố gắng thêm một chút, đề nghị pha cho mọi người một bình cà phê hay chỉ đơn giản là nói "cảm ơn", khi thích hợp. Những điều như thế có thể tạo ra ấn tượng ban đầu rất tốt.

5. Cố gắng quá mức

Dù chắc chắn điều bạn quan tâm nhất là cởi mở và dễ chấp nhận với mọi người tại văn phòng, cũng rất quan trọng khi bạn nhớ phải là chính mình. Cố gắng quá mức có thể làm bạn trông như đang quấy rầy và quá hăm hở. Đôi lúc cũng tốt khi để cho người khác tìm đến bạn. Thêm nữa, đừng cố vượt mặt người khác. Bạn có thể hoàn thành công việc tốt về mặt thời gian, nhưng đừng cố quá thành ra ganh đua với người khác.

6. Không làm hết sức mình

Ngay cả khi đây không phải là công việc trong mơ của bạn, bạn không nên hành động như thể đây chỉ là việc tạm thời. Bạn nên cống hiến cho công việc. Chẳng có ích lợi gì khi cư xử như thể bạn sẽ ra đi - nên hãy cam kết với công việc. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không có sẵn một việc gì đó đang chờ ở nơi khác. Cố tập trung vào kinh nghiệm bạn sẽ có được từ công việc này và bạn may mắn thế nào khi được nhận làm việc.

7. Không chủ động

Là người mới, rất dễ chìm về phía sau và chỉ làm những gì bạn được bảo. Tuy nhiên, bạn không nên quá bị động. Bạn vẫn có thể làm công việc của bạn và tôn trọng những người cấp trên trong khi vẫn đóng góp và là một thành viên chủ động tham gia trong đội nhóm. Những người khác sẽ ngưỡng mộ sự sẵn lòng nhận việc của bạn và chia sẻ những ý kiến của bạn.

Nguồn ảnh bìa: reynermedia từ photopin.com