6 tháng trước
8 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Người Quá Nghiện Công Việc
247

3680
Lượt xem
323
Lượt chia sẻ
84
Lượt bình luận

Sếp cũ của tôi thường hỏi tôi "Chẳng phải đến lúc về rồi sao?" Tôi đã phớt lờ những lần cảnh báo đó và kết quả là tôi phải nhập viện hai lần vì đau thắt ngực. Bạn có nghiện công việc giống tôi không? Đây là 8 dấu hiệu cho thấy bạn đã bắt đầu bước chân vào vòng xoáy của một người nghiện công việc trầm trọng.

1. Bạn hầu như không có thời gian cho gia đình

Bạn thờ ơ với các thành viên trong gia đình và mọi người đã đề cập với bạn vấn đề này. Câu trả lời của bạn là bạn đang chịu một áp lực khổng lồ và phải làm thật nhiều để không bị mất việc. Bạn bỏ lỡ các sự kiện gia đình và không dành chút thời gian nào cho vợ hoặc chồng mình.

Hãy cẩn trọng! Sẽ có người lấp vào chỗ trống của bạn. Điều này sẽ dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng khi những người trong gia đình cũng rời xa bạn.

“Khi tôi lớn lên, tôi đã rất nhớ cha tôi dù chúng tôi vẫn ở cùng nhau. Cha là một người nghiện công việc và chỉ làm việc suốt ngày mà thôi.” – Steven Spielberg

2. Bạn không công khai chứng nghiện công việc của mình

Đúng thế, đây cũng là một loại nghiện. Nếu bạn chợt nhận ra mình đang lén kiểm tra thư điện tử (trên giường hay trong phòng tắm) thì đó chính là một dấu hiệu cảnh báo. Theo quan điểm của bác sỹ tâm lý Bryan Robinson, tác giả cuốn sách “Chained to the Desk”, công việc làm bạn tiêu hao và có thể khiến bạn mất kiểm soát.

3. Bạn làm việc không ngừng

Vấn đề không phải là bạn làm việc bao nhiêu tiếng mà là bạn đang tiếp xúc liên tục với văn phòng qua các thiết bị công nghệ. Bạn cảm thấy hoang mang hay tội lỗi nếu tắt điện thoại hay máy tính. Nhà của bạn trở thành một chi nhánh của công ty. Như vậy, bạn cũng trở thành môt tấm gương xấu cho đồng nghiệp, đặc biệt là nếu bạn đang trong vai trò quản lý.

4. Bạn không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

“Làm một người nghiện công việc dễ hơn có môt cuộc sống cân bằng rất nhiều” – Quentin Bryce

Đây chính là thử thách. Bạn mang môt đống công việc to như một con voi về nhà. Ngoài những căng thẳng tinh thần còn có những vấn đề về sức khoẻ thể chất ẩn nấp xung quanh khi bạn không thể thư giãn. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn bị phá huỷ.

5. Bạn không thể ngủ thẳng giấc

Không có gì ngạc nhiên nếu bạn khăng khăng ngủ cùng chiếc điện thoại của mình. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại làm lệch đồng hồ sinh học của bạn và khiến bạn khó ngủ hơn. Bạn không thể có những giấc ngủ dài và sâu nữa. Các chuyên ra cho rằng việc thư giãn và không sử dụng các thiết bị điện tử giúp bạn ngủ ngon hơn.

6. Bạn không bao giờ có một kỳ nghỉ

Một lần nữa, bạn không thể tắt máy và tạm quên công việc. Bạn không bao giờ tắt điện thoại vào ngày nghỉ. Có thể một phần của vấn đề này là do bạn không thể bàn giao công việc cho người khác. Hãy học cách bàn giao công việc cho đồng nghiệp, như vậy bạn sẽ có thể nghỉ ngơi và thư giãn trong kỳ nghỉ của mình.

7. Bạn không nhận ra các nguy cơ về sức khoẻ

Sớm muộn gì sức khoẻ của bạn cũng giảm sút. Các vấn về sức khoẻ thường thấy của những người nghiện công việc là:

  • bệnh tim
  • lạm dụng thuốc
  • lo âu
  • vấn đề về cân nặng
  • mất ngủ

“Tôi nghiện công việc đến mức sức khoẻ của tôi đang bị đe doạ.” – Tab Hunter

8. Bạn tránh xa các sự kiện xã hội

Tham gia các sự kiện xã hội cùng gia đình hay bạn bè không hề có trong danh sách những việc cần làm của bạn. Bạn thấy không thoải mái khi phải có mặt tại những nơi đó. Bạn nghiện công việc nhưng cuộc sống của bạn cũng chẳng được tưởng thưởng hay thỏa mãn.

Những dấu hiệu này có quen thuộc với bạn không? Sự thât đáng buồn là bạn không ngừng làm việc nhưng thật ra lại đang gây tổn hại cho sự nghiệp của mình. Thật vậy, khi mệt mỏi, bạn sẽ mắc nhiều lỗi trong công việc, đưa ra những quyết định sai lầm và phá huỷ mối quan hệ giữa bạn và những đồng nghiệp. Đã đến lúc bạn lùi lại môt bước để kịp nhận ra rằng có thể mình cũng đang gặp vấn đề.

“Con người không chết vì làm việc quá nhiều mà chết vì hao mòn và lo lắng.” – Charles Evans Hughes