6 tháng trước
8 Điều Nên Làm Nếu Bạn Nghĩ Mình Đã Chọn Sai Nghề
231

4011
Lượt xem
42
Lượt chia sẻ
27
Lượt bình luận

Cuộc Đại khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường lao động toàn cầu, khi hàng triệu công dân mất việc giữa những cuộc cắt giảm lao động của cả các cơ quan nhà nước và tư nhân. Cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã xóa bỏ nhiều cơ hội nghề nghiệp trong một số ngành, nhưng cũng tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực khác, thị trường lao động vẫn chưa phục hồi một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất.

Trong khi điều này đã giúp tạo ra sự linh hoạt trong thị trường lao động và truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp sau của những người lao động tự do, nó cũng khiến việc tìm kiếm một cơ hội lâu dài ổn định trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những người săn việc hiện đại phải luôn giữ quan điểm mở khi tìm kiếm công việc, trong khi những người đã có công việc khá khẩm lại thấy mình mắc kẹt trong một công việc không phù hợp hay không xứng đáng.

Nên làm gì nếu bạn thấy mình đã chọn sai nghề​​​​​​​

Nếu bạn rơi vào trường hợp này, thật quá dễ để bị mờ mắt bởi thị trường lao động và sự thiếu vắng những cơ hội làm việc ổn định lâu dài. May mắn là có những bước bạn có thể thực hiện để xoay sở với tình huống này, và tìm ra một giải pháp hiệu quả. Hãy thử xem xét những cách dưới đây:

1. Đừng chỉ dựa vào những sự việc trong quá khứ

Mặc dù cuộc suy thoái gần đây có thể đã ảnh hưởng ảnh sâu sắc đến thị trường lao động, nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc không hài lòng với công việc. Có thể bạn đã có những quyết định sai lầm, khiến bạn phải làm một công việc chẳng phù hợp với kỹ năng hay triển vọng tương lại của bạn. Điều quan trọng là bạn không nên khăng khăng bám vào những sự kiện quá khứ, hay là lý do thực tế khiến bạn thấy chán chường với công việc, vì điều này sẽ chỉ gây thêm những cảm xúc tiêu cực và buồn phiền mà thôi. 

2. Liệt kê những lý do khiến bạn không hài lòng về công việc hiện tại

Có vô vàn lý do khiến bạn không hài lòng với công việc hiện tại, và việc xem xét kỹ càng cẩn thận tất cả trước khi đưa ra quyết định về tương lai là vô cũng quan trọng. Những cảm xúc mãnh liệt có thể khiến việc giữ được quan điểm tỉnh táo trở nên khó hơn. Cho nên hãy luôn nhớ việc này, và luôn tự nhắc nhở mình phải đầu tư thời gian và suy nghĩ để quyết định đường đi nước bước sắp tới. Hãy bắt đầu với việc liệt kê các lý do khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc với công việc hiện tại, xem xét chúng để liệu xem thực tế bạn có thể giải quyết được chúng nếu có thời gian hay không.

3. Luôn xem xét các mặt tích cực của nghề nghiệp hiện tại

Tréo ngoe là cảm giác không hài lòng của bạn có thể lấn át hết các khía cạnh tích cực hoặc đáng thú vị của nghề nghiệp hiện tại. Chúng đáng để ban xem xét, nhất là nếu bạn đủ may mắn để có một công việc ổn định và một mức lương xứng đáng với tài năng của bạn. Sẽ là thiếu khôn ngoan nếu từ bỏ một công việc đầy hứa hẹn khi chưa cân nhắc đầy đủ những điều tốt và xấu, bởi vì có thể những vấn đề của bạn chỉ là nhất thời, hoặc cũng dễ dàng để giải quyết. Hãy luôn tâm niệm điều này, đảm bảo rằng bạn có được cái nhìn tổng quan trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

4. Hiểu những rủi ro về tài chính nếu bạn đột ngột nghỉ việc

Thậm chí nếu bạn đã quyết định rằng công việc hiện tại thực sự không phù hợp với bạn, thay đổi ngay lập tức không nhất thiết là lựa chọn tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có nhiều vấn đề tài chính phải lo, vì thất nghiệp có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn nợ nần, và theo đó là một loạt cảm xúc lo sợ, phiền muộn và hoảng hốt. Hãy luôn tìm kiếm những cơ hội việc làm và chức vụ thay thế trước khi từ bỏ công việc hiện tại, vì điều này sẽ giúp bạn duy trì nguồn thu nhập liên tục.

5. Phân tích thế mạnh và điểm yếu bản thân trước khi bắt đầu săn việc

Khi tìm kiếm những công việc thay thế, việc xem xét những thế mạnh và điểm yếu của bản thân bạn trong vai trò cá nhân và người lao động là vô cùng quan trọng. Những trải nghiệm không mấy vui gần đây của một người bất mãn có thể bóp méo quan điểm của bạn, vạch ra những khía cạnh của con người bạn mà chính bạn cũng chưa biết đến. Cho nên, trước khi bắt đầu một nghề nghiệp mới, điều tối quan trọng là bạn phải hiểu rõ về giá trị độc đáo chỉ có ở cá nhân bạn và những điểm bạn cần phải cải thiện. Điều này sẽ giúp hồ sơ xin việc tương lai của bạn thuyết phục hơn và giúp bạn tránh những vấn đề cũ tái diễn.

6. Bắt đầu kết nối và xác định những người liên quan đến lĩnh vực mới

Một khi bạn đã quyết định con đường nghề nghiệp trong tương lai phù hợp nhất với bạn, hãy bắt đầu kết nối và phát triển các mối quan hệ trong lĩnh vực mới. Dù bạn có muốn tiếp tục ở trong nhánh cũ hay gia nhập một thị trường hoàn toàn mới mẻ và xa lạ, hãy xác định những đối tác có tầm ảnh hưởng lớn có thể giúp bạn đạt được tham vọng nghề nghiệp. Họ có thể là những nhà lãnh đạo, hay những nhà tuyển dụng tiềm năng, nhưng dù gì thì họ cũng có thể giới thiệu bạn đến với những cơ hội mới mẻ và hấp dẫn.

7. Phát triển kỹ năng và học vấn

Dù những tiến bộ về công nghệ đã tạo ra hoặc xóa sổ nhiều ngành công nghiệp, trong một số lĩnh vực, ảnh hưởng của chúng cũng không ghê gớm đến thế. Bất kể điều này, nhịp độ và bản chất cải tiến không khoan nhượng đã buộc hết thảy mọi ngành nghề đều phải thay đổi để thích nghi cách này hay cách khác. Điều này nghĩa là người lao động phải thường xuyên cải thiện kỹ năng của mình cũng như kiến thức chuyên môn. Điều này càng đúng hơn nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội thay đổi nghề nghiệp, vì bạn sẽ phải phô trương những tố chất cần thiết trong mắt các nhà tuyển dụng.

8. Đánh giá lại toàn bộ cuộc sống của bạn

Khi bạn chuẩn bị cho việc đổi nghề cũng có thể là thời điểm lý tưởng để xem lại cuộc sống của bạn, giải quyết những vấn đề về cân bằng giữa cuộc sống và công việc nếu có. Những vấn đề này có thể góp một phần nguyên nhân làm trầm trọng hơn cảm giác không hài lòng của bạn trước đây, nhất là nếu bạn làm việc trong một môi trường đầy áp lực đòi hỏi nhiều thời gian và tập trung cao độ. Bằng việc đánh giá lại cuộc sống của bạn, những khía cạnh của nó và sự ưu tiên hàng đầu dành cho công việc, bạn có thể tiến đến với công việc mới với một tư duy đúng đắn và tránh việc đi vào vết xe đổ trong tương lai.