7 tháng trước
7 Lý Do Không Tốt Thường Gặp Khi Chọn Nghề
119

1645
Lượt xem
674
Lượt chia sẻ
124
Lượt bình luận

Bạn vừa mới tốt nghiệp và bạn đang đứng giữa ngã ba cuộc đời. Dường như những lựa chọn nghề nghiệp trước mắt bạn là bất tận.

Trong nhiều năm, bạn luôn cố tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: bạn muốn làm gì khi bạn lớn lên, nhưng những câu trả lời như "một lính cứu hoả" hoặc "một nhà du hành vũ trụ" dường như không thực tế hoặc bạn không có đủ khả năng.

Hoặc nếu có?

Sự khác nhau giữa những kỳ vọng về nghề nghiệp của bạn lúc bạn 10 tuổi và bây giờ là rất lớn vì những điều kiện xã hội đã bắt đầu làm lu mờ những suy nghĩ của bạn.

Trong khi một số là hữu ích, phần lớn các điều kiện xã hội đang định hướng bạn đi trên một con đường sự nghiệp đầy nỗi thất vọng và bất mãn. Dưới đây là 7 động lực sai lầm phổ biến khi lựa chọn nghề nghiệp.

1. Địa vị và Tiền bạc

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn là một luật sư hoặc nhân viên ngân hàng. Bạn có thấy bạn đang mặc một bộ com-ple sọc nhỏ, lái chiếc xe BMW mới toanh tới một toà nhà văn phòng với tên bạn gắn trên cửa không?

Có phải bạn muốn mọi người thốt lên đầy ngưỡng mộ khi bạn bảo họ bạn đang làm nghề gì? Hãy thành thật với chính mình. Tiền có thể rất quan trọng nhưng nó không đủ để bạn luôn yêu thích và cảm thấy mãn nguyện với công việc của mình.

2. Sự công nhận

Liên quan mật thiết tới địa vị và tiền bạc là cảm giác thấy mình quan trọng và được công nhận, nó có thể dễ dàng làm lu mờ những đánh giá của bạn khi lựa chọn nghề nghiệp.

Đúng vậy, chức vụ Giám đốc điều hành có thể được đối xử rất khác với một thực tập sinh marketing, mặc dù vậy thật sai lầm khi nghĩ rằng một vị trí cấp cao sẽ mãi mãi được công nhận.

Đối với người mới ra trường, có vẻ như các vị Giám đốc điều hành chỉ dành cả ngày để làm những công việc bất chợt, tham dự những cuộc họp ăn uống, đi du lịch và thực hiện những giao dịch thú vị. Thực tế, chức vụ càng cao thì càng dễ phải đối mặt với sự không thừa nhận và chỉ trích.

Trên thế giới, những công ty có sự thích ứng linh hoạt, phát triển nhanh và giải quyết những vấn đề thực sự thường được lãnh đạo bởi những con người có rất ít thời gian trong việc theo đuổi sự công nhận, mà dành rất nhiều thời gian để đưa ra những quyết định khó và xử lý những thiệt hại xuất phát từ công việc của họ.

3. “Bởi vì bạn làm điều đó rất tốt!"

Chỉ vì bạn làm tốt điều gì đó không có nghĩa đó là một lựa chọn nghề nghiệp khôn ngoan.

Khi bạn đứng ở điểm xuất phát trong sự nghiệp của mình, các nhà tuyển dụng không kỳ vọng bạn có kỹ năng tốt - họ quan tâm nhiều tới việc nền tảng nghề nghiệp của bạn không quá sâu rộng.

Những nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên dựa trên nền tảng giáo dục trước tiên, tiếp đến mới là kỹ năng. Trong suốt cuộc phỏng vấn, họ sẽ tìm hiểu xem bạn nhận thức như thế nào về những giá trị của bản thân và cái gì thúc đẩy bạn muốn làm việc với họ.

Họ sẽ lường trước việc họ sẽ phải dạy bạn những kỹ năng cần thiết nhất trong suốt những năm đầu tiên. Thực tế, bạn sẽ có thời gian vui vẻ hơn trong công việc nếu bạn cảm thấy bạn đang vượt qua những giới hạn của mình bằng cách cố gắng học hỏi nhiều hơn.

4. Bắt chước bạn bè của bạn

Như vậy là những người bạn của bạn đã học xong đại học và bắt đầu làm việc trong lĩnh vực bất động sản. Họ nói rằng họ có thể giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn với công ty.

Liệu điều gì có thể tốt hơn việc đi làm với bạn bè của mình xung quanh? Nó sẽ giống như đi học đại học lần 2, nhưng giờ bạn sẽ được trả lương, đúng không?

Hoàn toàn sai. Nếu công việc không thực sự có ý nghĩa với bạn, những người bạn sẽ nhanh chóng trở thành những người mà bạn luôn tán chuyện về việc công việc đó tệ như thế nào. Một số trong những người bạn đó có thể đã ở vị trí người lãnh đạo, có nghĩa nếu bạn cứ cư xử như vậy, bạn cũng sẽ mất những người bạn của mình.

5. Để bố mẹ bạn hạnh phúc

Điều này cũng giống như địa vị và sự công nhận, chỉ có điều nó xuất phát từ bố mẹ bạn. Một số người làm cha mẹ muốn con mình bắt đầu một sự nghiệp, chỉ vì họ có thể khoe khoang điều đó ở câu lạc bộ chơi gôn.

“Thiên thần nhỏ của tôi giờ là một bác sỹ phẫu thuật thần kinh... chúng tôi thấy rất tự hào.”

Thế là đủ rồi..

6. Sự an toàn trong công việc

Một số nghề (như y dược, luật sư, quản lý) thường được xem là an toàn hơn những lĩnh vực như nhiếp ảnh và thiết kế đồ hoạ.

Điều đó có thể đúng xét về một số khía cạnh, mặc dù vậy ý niệm về sự an toàn trong công việc không còn là một khái niệm có giá trị để bạn chọn nghề dựa vào đó.

Sự an toàn trong nghề nghiệp không còn là một quyền, nó là một thứ cần đạt được và duy trì, trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chỉ bằng cách cống hiến vượt qua những gì nhiệm vụ của bạn yêu cầu, bạn sẽ có thể được bảo đảm không chỉ sự an toàn mà cả tầm quan trọng của bạn.

7. Bởi vì bạn thích nó

Tôi thích cà phê. Tôi yêu cà phê ngon và tôi thích đặt ra những câu hỏi về nguồn gốc hạt cà phê, quá trình rang sấy và cố gắng xác định liệu cốc epresso của mình vào một buổi sáng có vị nào nhiều hơn, gia vị hay da.

Thỉnh thoảng tôi bị cuốn đi với ám ảnh nhỏ bé này và bắt đầu nghĩ rằng một này nào đó tôi sẽ mở một quán cà phê.

Suy nghĩ đó chỉ kéo dài cho đến khi tôi nhận ra thực tại của công việc như vậy. Tôi có muốn dậy vào mỗi 4h sáng hàng ngày để mở cửa hàng vào 6h không? Liệu tôi có thích xử lý tủ lạnh bị hỏng, ống nước rò rỉ, quy định an toàn thực phẩm, giấy phép, những khách hàng nóng nảy và bảng phân công một đội nhân viên nhỏ?

Không, cảm ơn. Tôi ngưỡng mộ những người làm công việc đó và tôi biết nó không dành cho tôi.

Tương tự, khi bạn bắt đầu chọn một nghề, tôi khuyên bạn nên cân nhắc những khía cạnh thực tế hàng ngày trong công việc tương lai, bất chấp việc trông nó có thể hấp dẫn với bạn như thế nào.

Nguồn ảnh bìa: Phil Chambers từ flickr.com

Không tìm thấy nội dung