7 tháng trước
Hội Chứng Tự Yêu Bản Thân Có Thể Giúp Bạn Thành Công
356

5930
Lượt xem
321
Lượt chia sẻ
84
Lượt bình luận

Hội chứng tự yêu bản thân (narcissism - vĩ cuồng, ái kỷ) thường được cho là một thuộc tính tiêu cực, đó là tính cách phổ biến của những chàng trai tồi trên phim ảnh. Jennifer Foster của Street Insanity đã mở cuộc tranh luận về những tác động tích cực của hội chứng tự yêu bản thân tới thành công của bạn:

Tự yêu bản thân. Người ta luôn luôn dùng từ này... theo nghĩa tiêu cực... mà không thật sự hiểu ý nghĩa của nó. Thuật ngữ này, nói chung, được sử dụng để miêu tả những người vụ lợi, chỉ quan tâm đến mình, và những người chủ yếu đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu. Thuật ngữ này nguồn gốc xuất phát từ một câu chuyện thần thoại của người Hy Lạp về một nhân vật tên là Narcissus, người yêu bản thân quá mức sau khi nhìn thấy bóng của mình trong hồ nước.

Nhưng phải làm gì với những doanh nhân và những nhà lãnh đạo mắc chứng tự yêu bản thân? Tin hay không thì hội chứng này vẫn dẫn đến thành công cho công việc kinh doanh và cũng không hẳn là quá xấu như nhiều người vẫn nghĩ. Tại sao ư? Phần lớn là vì việc bắt đầu kinh doanh, điều hành tập đoàn cần phải cống hiến hết mình, lấy hết cam đảm, quyết tâm và tin tưởng tuyệt đối vào những ý tưởng của mình sẽ giúp bạn theo đuổi chúng đến cùng. Để đi từ một Joe bình thường, người có những kế hoạch lớn, thành doanh nhân thành đạt có thể xoay chuyển thế giới, hẳn phải tự thân vận động rất nhiều.

Bất kỳ ai từng bước thoát khỏi thực tại để vươn xa hơn, hẳn phải có lý do để làm điều đó. Thành thật mà nói... không ai thức dậy vào một buổi sáng Thứ ba nào đó, lập tức quyết định liều mạng, trở thành một doanh nhân. Không ai đầu tư hết tài sản họ có, làm việc hơn 80 giờ một tuần, thế chấp mọi tài sản chỉ để làm mọi việc tệ hơn. Không, người làm những việc đó hầu như luôn luôn có thời gian, như Narcissus, nhìn vào vũng nước và dành tình yêu cho cái bóng của mình. Họ phải tính toán giá trị của mình và nhận thấy chúng đáng quý hơn những gì người khác cho họ. Họ đá văng mọi khó khăn, tự cổ vũ bản thân, và đưa ra quyết định để mọi người biết rằng họ cũng biết làm sao cho tốt, và điều đó thật tuyệt.

Nhưng sự cần thiết của việc tự yêu bản thân chưa dừng lại ở đây. Một khi bạn quyết đình rằng bạn có thể... và sẽ... tăng tốc làm điều gì đó, bạn phải có khả năng thuyết phục mọi người. Và ai làm điều này tốt hơn những người yêu bản thân họ quá nhiều? Dường như là những nhà tổ chức giỏi nhất là những người có khuynh hướng tự yêu bản thân. Họ không ngại nói về những gì họ làm, yêu cầu mức lương thích đáng cho việc mình làm và không cho phép điều gì dập tắt tham vọng của họ. Nếu mười ngàn người nói không, thì họ vẫn sẽ hướng về phía trước, khơi lại tinh thần cầu tiến, tìm kiếm ai đó cho họ cơ hội họ đáng được nhận. Kiêu ngạo ư? Có thể. Hiệu quả không? Chắc chắn rồi!

Nhưng điều gì sẽ xảy ra với một người quá yêu bản thân, người cuối cùng sẽ đạt được những gì họ muốn? Điều gì sẽ là của họ khi họ phải đảm nhận vai trò lãnh đạo và bắt buộc họ phải xúc tiến, giúp đỡ những người khác? Đơn giản là tính tự yêu bản thân giúp họ không ngừng làm việc và thúc đẩy những người dưới trướng cũng như những người xung quanh họ đạt được thành quả. Những cá thể ái kỷ trở thành những nhà lãnh đạo tuyệt vời bởi họ biết những gì họ muốn, và không hề quan tâm đến những kẻ cố gắng lôi kéo họ, họ đặc biệt quan tâm cũng như bảo vệ những thành tựu làm nên thành công của họ. Họ thường không bị tác động bởi hoàn cảnh, luôn giữ phong độ, cũng như sự tự tin trong tiềm thức. Mọi người muốn theo dõi họ và dành cho họ danh hiệu người chiến thắng và họ luôn luôn tin vào bản thân.

Sau cùng, tính tự yêu bản thân giúp người ta tập trung cũng như định hướng mục tiêu rõ ràng. Một khi họ đã đưa ra quyết định, thì hiếm có điều gì cản được tiến độ phát triển của nó. Ngay cả những đặc điểm như sự ép buộc, sự thiếu kiên nhẫn cũng có cách để thúc đẩy họ lên đỉnh vinh quang, đơn giản bởi vì họ tin rằng họ phụ thuộc về nơi đó và được quyền ở đó.

Cuối cùng, tôi nhớ đến vài chuyện mà tôi đã từng đọc về cố CEO của Apple Steve Jobs. Nhà kinh doanh thiên tài này, dường như cũng có chút ít tự yêu bản thân. Trong quyển sách, Tài năng thực sự của Steve Jobs, ông cũng được mô tả là một người phức tạp, mệt mỏi. Một câu trong sách viết rằng, "Ông bị bắt dừng lại khi lái xe 100 dặm/giờ, bóp còi giận dữ với cảnh sát vì anh ta viết giấy phạt quá lâu, rồi tiếp tục chuyến đi với tốc độ 100 dặm/giờ. Ông ngồi trong nhà hàng gọi đi gọi lại đồ ăn đến ba lần. Ông đến khách sạn ở New York để dự phỏng vấn với báo giới và quyết định, lúc 10 giờ đêm, chiếc đàn piano kia cần phải thay đổi vị trí, dâu tây không đủ, những bông hoa không hoàn hảo..." Trong khi những hành vi như vậy có thể xem như là cực đoan với vài người, tôi cũng nghĩ giống như những gì Malcolm Gladwell, phóng viên của tờ New Yorker, đã nói về nhân cách của ông "Tất cả những thành tựu tuyệt vời trong cuộc đời của Jobs là ảnh hưởng bởi phong cách của ông - tính nóng nảy, tính tự yêu bản thân, tính thô lỗ - tạo nên một phong thái làm việc hoàn hảo."

Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bản thân dành khá nhiều thời gian cho việc tự ngắm mình trong hồ nước bởi vì bạn thích những gì bạn thấy tốt nhất, thì đừng sợ. Hãy yêu bản thân theo cách của bạn để tự mình đi đến đỉnh vinh quang và đạt được thành công.

Nguồn ảnh bìa: Enthuan từ flickr.com