7 tháng trước
Để Trở Thành Nhân Viên Tiếp Thị Giỏi: Những Điều Cần Làm Và Cần Tránh
418

4676
Lượt xem
687
Lượt chia sẻ
155
Lượt bình luận

Hoạt động marketing ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với thuở ban đầu. Giờ đây, thay vì gửi bưu thiếp và dán biển quảng cáo ngoài đường, các nhãn hàng lớn tập trung nhiều vào hoạt động marketing nội dung (content marketing), marketing truyền thông mạng xã hội (social media marketing), và các hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số khác. Việc làm nội dung cho blog và phát triển các kênh truyền thông xã hội trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với các marketer. Đây là xu hướng phù hợp với thực tế, xét đến việc hơn 70% người dùng Internet trên 18 tuổi có sử dụng mạng Facebook. Instagram có hơn 500 triệu người truy cập hàng tháng, trong khi Twitter thì trở thành một kênh quảng cáo đa quốc gia nổi tiếng, với tổng số lượng người dùng bằng 4 lần dân số Hoa Kỳ. Bài viết này sẽ không bàn luận chung chung về các chiến lước marketing, nhưng tập trung trả lời câu hỏi tiên quyết: Làm sao để trở thành một nhân viên tiếp thị truyền thông xã hội giỏi? Phải làm những gì để đạt được mục tiêu này?

Thiết Kế Nội Dung Độc Đáo Và Sáng Tạo

Chỉ đơn thuần chia sẻ bài blog của bạn lên mạng xã hội là chưa đủ. Thực tế, khả năng lớn là bạn sẽ phải gánh chịu thất bại khi làm như vậy trên các kênh như Facebook. Các bài viết dẫn link sẽ không có nhiều cơ hội xuất hiện trong mục News Feeds của tài khoản người theo dõi như những nội dung thuần túy bằng chữ hoặc hình ảnh. Với việc phần lớn mọi người đều bị thu hút bởi yếu tố thị giác, những nội dung hình ảnh thường sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn trên các trang mạng xã hội. Điều này không có nghĩa là bạn không thể viết nội dung chữ hay đăng thông tin quảng cáo trên bài viết trước khi chia sẻ. Vấn đề là các bài viết dẫn link thường không đạt được thành công. Không có nghĩa bạn không nên đăng, tuy nhiên lời khuyên là nội dung bạn đăng tải nên kết hợp hài hòa giữa các bài viết giáo dục, bài quảng cáo và các bài viết mang nội dung xã hội thuần túy.

Nội dung bạn đăng không những cần thú vị mà còn phải hợp thời. Làm thế nào để đảm bảo cả hai tiêu chí này? Một lời khuyên hữu ích là viết bài dựa trên các sự kiện và xu hướng nổi bật, đồng thời chú ý đăng vào các ngày nghỉ lễ. Chẳng có gì là sai trái khi bạn viết đúng thị hiếu và cảm xúc của người đọc. Dù sao thì, mạng xã hội là một kênh đại chúng, và người dùng luôn muốn được bất ngờ và thích thú. Một cách tuyệt vời để đảm bảo có được nội dung trực quan và thời thượng là sử dụng công cụ PromoRepublic. Công cụ này cung cấp cho bạn một bộ lịch hoàn chỉnh với đầy đủ thông tin về các sự kiện xã hội, từ đó bạn có thể lựa chọn nội dung tương ứng với ngành nghề của bạn. Đây là công cụ hữu ích, mang đến cho bạn những nội dung tuyệt vời chỉ với vài cú click chuột.

Hiểu Thị Hiếu Người Dùng

Dù bạn làm công việc viết blog, đăng bài trên mạng xã hội hay làm quảng cáo, điều quan trọng là phải hiểu thị hiếu người dùng. Nói cách khác, bạn phải xác định được phân khúc thị trường trọng điểm thông qua việc ứng dụng các công cụ phân tích và theo dõi chi tiết mức độ tương tác của các bài viết của bạn. Chẳng cần đến một chuyên gia phân tích nào, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng công cụ Facebook Insights để thu thập nguồn dữ liệu phong phú và thực tế về người dùng. Trình quản lý quảng cáo của Facebook có thể được dùng để xác định phân khúc thị trường lý tưởng, vốn là một bước quan trọng, khi mà không phải tất cả những ai like trang Facebook của bạn đều là khách hàng tiềm năng. Tuy kênh quảng cáo của Twitter không mạnh bằng Facebook, bạn vẫn có thể xác định được đối tượng khách hàng dựa trên thông tin về giới tính, từ khóa, sở thích, địa lý và những thông tin khác. Việc xác định đối tượng khách hàng là bước đầu tiên để hiểu thị hiếu người dùng. Một khi đã hoàn thành bước này, hãy nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu những trang mạng họ thích, những người họ theo dõi và những loại bài đăng được họ tương tác nhiều. Dù tốn nhiều thời gian, việc nghiên cứu sâu về thị trường vẫn là một bước quan trọng không thể thay thế được.

Những Việc Cần Làm Khác

  • Đa dạng hóa các loại hình nội dung: blog (viết về nhiều chủ đề phong phú), đồ họa, hoạt hình, etc. Việc này sẽ giúp bạn tiếp cận người dùng tốt hơn.
  • Đơn giản hóa nhất có thể quá trình chia sẻ nội dung.
  • Đảm bảo tính chất lượng của bài viết, không vướng phải những lỗi sai ngớ ngấn hay nội dung không liên quan.
  • Tương tác với các fan và người dùng theo dõi bạn.

Không Đi Quá Đà

Bạn cần chú ý đừng quá thường xuyên đăng bài lên các trang mạng xã hội. Thông thường, mỗi ngày 5-7 bình luận trên Twitter, 2-3 bài post trên Instagram và Facebook là đủ, nếu không muốn nói là hơi nhiều. Việc nghiên cứu người dùng sẽ giúp bạn xác định thời điểm các fan và người theo dõi bạn lên mạng nhiều nhất, vì vậy hãy lên kế hoạch đăng bài vào những thời điểm này. Đừng post cùng lúc nội dung bạn đăng trên Facebook lên Twitter hay Instagram. Nếu người ta cho rằng bạn chỉ đăng một nội dung duy nhất lên tất cả các kênh, họ sẽ chọn cách theo dõi duy nhất một kênh hoặc không theo dõi bạn nữa. Ngoài ra, đừng gây khó chịu cho người dùng bằng việc like tất cả các bài viết hay trả lời mọi bình luận của họ. Hãy tỏ ra ôn hòa và tránh gây khó chịu cho mọi người.

Đừng Bỏ Bê Trang Nội Dung Của Bạn

Tục ngữ có câu: “Xa mặt, cách lòng”. Việc ngưng không đăng bài thường xuyên sẽ khiến bạn bị mọi người quên lãng. Nếu bỏ bê trang nội dung của mình, bạn sẽ đánh mất cơ hội tương tác với người dùng mạng, vốn là hoạt động đóng vai trò quyết định chủ yếu đến quá trình chuyển đổi. Hãy luôn kết nối với người dùng như cách bạn tương tác và xây dựng các mối quan hệ trong đời thực.

Những Việc Cần Tránh Khác

  • Không đạo văn hay copy nội dung từ các nguồn khác. Điều này sẽ làm cho nội dung bạn viết trở nên vô giá trị.
  • Không đánh đổi chất lượng để lấy số lượng. Chưa chắc nội dung càng lê thê thì sẽ càng có nhiều người xem.
  • Đừng bắt người đọc phải tiêu hóa một câu chuyện đã quá quen thuộc với họ. Nếu nội dung bạn viết đã được lặp đi lặp lại hàng ngàn lần rồi, người ta còn cần gì đến nó nữa?

Thành công trên các kênh truyền thông xã hội là cơ sở để đảm bảo hiệu quả của hoạt động marketing nói chung. Bạn cảm thấy khó tin ư? Vậy hãy thử xem qua trang Facebook, Twitter và Instagram của các công ty và nhãn hàng lớn, và bạn sẽ chẳng còn phải băn khoăn gì về tính hiệu quả mà các kênh này mang lại cho hoạt động marketing nữa.

Không tìm thấy nội dung