7 tháng trước
10 Cách Để Vượt Qua Khủng Hoảng Trong Sự Nghiệp
106

1601
Lượt xem
419
Lượt chia sẻ
136
Lượt bình luận

Đối mặt với khủng hoảng nghề nghiệp là một chủ đề rất riêng tư đối với tôi. Nó rất thật bởi tôi đã trải qua nó một lần và nó đã để lại một ảnh hưởng sâu sắc đến tôi đủ để tôi có thể viết cả một cuốn sách về nó.

Tôi đã phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng sớm trong sự nghiệp của mình khi làm luật sư cho một tập đoàn nọ. Vấn đề khủng hoảng rất đơn giản: Tôi cảm thẩy chán nản và mệt mỏi với viễn cảnh phải làm luật cả đời. Tôi thật sự không thích công việc hiện tại, và tôi muốn làm nên một sự thay đổi nào đó trong sự nghiệp của mình để mang lại hạnh phúc cho bản thân.

Vấn đề là tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi đã mất gần như cả thập kỷ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cần thiết để trở thành một luật sư, chưa kể đễn vài trăm nghìn đô trong thực tế và chi phí cơ hội để lấy được bằng cấp như hiện giờ. Tôi đã phải tự vấn bản thân, định nghĩa lại điều tôi từng tin tưởng và tôi muốn gì để thành đạt trong sự nghiệp của mình. Kết quả là tôi đã có được một quá trình đầy hứng khởi và trong bài báo này tôi sẽ chia sẻ 10 trong số những điều mà tôi học được khi rời bỏ công việc luật sư để tìm thấy cảm hứng với vai trò một nhà khởi nghiệp, nhà tư vấn và nhà văn.

1. Trước tiên, hãy quyết định xem đây có phải là một cuộc khủng hoảng thật sự hay chỉ là một thử thách để vượt qua

Không phải bất ổn nào cũng là khủng hoảng nghề nghiệp, và tất cả mọi ngành nghề bạn làm đều có những giai đoạn thử thách, ngay cả những nghề nghiệp “đúng” với bạn. Công việc gắn bó với bạn, bạn thấy vui vẻ và có ý nghĩa khi làm nó không có nghĩa là bạn sẽ không trải qua thời kỳ thử thách của nó. Đó là cuộc sống. Cuộc sống là một chuỗi những thay đổi và thử thách. Vì thế, khi ta gặp phải những thay đổi lớn, ta cần phải xác định xem đó phải chăng là khủng hoảng hay chỉ là thử thách. Câu trả lời sẽ quyết định bước tiếp theo phải đi của chúng ta. một cuộc khủng hoảng rất có thể sẽ dẫn đến một sự thay đổi nghề nghiệp. một thử thách lại là con đường để ta khai thác và phát triển bản thân, lòng dũng cảm và tính kiên trì. Đó là một khoảnh khắc đặc thù.

2. Nếu nó là một thử thách, vậy hãy nhớ lại “lý do” của bạn

Đó chỉ là một thử thách nếu bạn vẫn yêu công việc của mình và mong muốn trở nên giỏi giang hơn, đó là một bước tiến đến trình độ cao hơn trong công việc của bạn. Nếu bạn đang trong một “thử thách”, nhưng vẫn không muốn rời bỏ công việc của mình, hãy nhớ lý do của bạn. Lý do bạn chọn công việc này, và từ đó mở rộng ra, bạn vẫn chưa hoàn thành được điều gì trong công việc? Bạn vẫn chưa học được gì? Làm thế nào để cải thiện và trưởng thành? Sự thành công trong công việc này có ý nghĩa như thế nào với bạn? Quay lại gốc rễ trong lý do của bạn. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ có thêm quyết tâm và dũng cảm để tiến về phía trước, vượt qua thử thách hiện tại.

3. Nếu nó là một cuộc khủng hoảng, thì đừng nhụt chí, nhưng hãy biết rằng bạn cần tạo ra sự thay đổi

Có lẽ nó không đơn giản là một thử thách. Nó có thể hoàn toàn là một khủng hoảng. Đó là những gì xảy ra khi tôi còn làm trong ngành luật. Tôi biết chắc rằng, luật không dành cho tôi và tôi cần làm điều gì đó khác với cuộc đời của mình. Nếu bạn đang ở trong một tình huống tương tự, đừng thất vọng. Không ai bắt bạn làm đúng ngay từ đầu cả (mặc dù có lẽ bạn cảm thấy hơi đáng thất vọng, đặc biệt là bạn đã trang bị cho mình kiến thức chuyên môn đến một mức nào đó). Hãy tích cực: Bạn có thể tạo ra thay đổi, nhưng hãy biết rằng sự thay đổi là không thể tránh được.

4. Nó là một cuộc khủng hoảng nếu những giá trị bạn trân trọng không đi đôi với những gì bạn đang làm

Bạn thật sự coi trọng điều gì? Cái gì là duy nhất nơi bạn? Bạn có thích sáng tạo không? Bạn có coi trọng việc dạy học không? Phải chăng bạn là một người cống hiến? Bạn có đặc biệt xem trọng sự tự do không? Công việc hiện tại của bạn có hợp với những giá trị của riêng bạn? Nếu không, bạn đang đi trên một con đường nguy hiểm. Tôi đã nhận ra điều tôi quý trọng nhất là tự do, giao tiếp, cống hiến và phiêu lưu. Luật không mang lại những thứ đó cho tôi. Doanh nhân lại là con đường tốt nhất. Hãy làm một phân tích giá trị và so sánh nó với nghề nghiệp hiện tại của bạn.

5. Hãy có trách nhiệm, bởi chỉ bạn mới có thể tạo ra giải pháp

Tôi muốn nhấn mạnh điều này. Hãy từ chối thôi thúc sự đổ lỗi của bạn. Đừng đổ lỗi cho sếp của bạn, hay nhân viên dưới quyền, hay bố mẹ bạn. Bạn là bạn bởi chỉ có bạn mới có thể quyết định cho cuộc đời mình. Bạn có thể đến một nơi làm việc mới, chỉ đơn giản bằng việc đưa ra một quyết định mới. Bạn chính là giải pháp. Nếu bạn đổ lỗi cho ai về vị trí hiện tại của mình, nó thực chất chỉ là cách bạn chối bỏ khả năng của mình, cũng như từ bỏ giải pháp cho cả cuộc đời bạn. Nếu ai đó có lỗi, thì bạn chẳng nó chút sức mạnh nào để thay đổi nó cả. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn có thừa khả năng thay đổi và hãy nhận lấy trách nhiệm của mình.

6. Thay đổi không bao giờ là dễ dàng, hãy dũng cảm

Nếu bạn đang ở trong một cuộc khủng hoảng nghề nghiệp, bạn sẽ cần đến can đảm để làm một số thứ. Tuy vậy, mỗi hành động cần đến dũng cảm sẽ xây nên lòng dũng cảm cho chính bạn. Bước đầu tiên bạn chỉ cần chấp nhận sự thật rằng mình không hạnh phúc và bạn cần phải thay đổi.

7. Hãy bình tĩnh và nhẫn nại, điều tốt đẹp sẽ tới

Hành động xua đi nỗi sợ. Tôi học được từ kinh nghiệm bản thân rằng khủng hoảng nghề nghiệp có thể khiến bạn stress kinh khủng. Hãy cố gắng hết sức và nhẫn nại. Khi bạn thấy lo lắng, hãy làm việc nhiều hơn. Hãy giữ cho bản thân khỏe mạnh, đi và hít thở đều, chăm sóc cho mình. Hãy bình tĩnh vì bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn với một cái đầu lạnh.

8. Hãy thực tế với kỳ vọng của chính mình

Tính thực tế sẽ chiếm rất nhiều ưu thế cho bạn. Đó là thực tế khi cho rằng tất cả các ngành nghề, thậm chí những công việc hợp với giá trị của bạn, sẽ có những thời khắc thử thách của nó. Đó cũng là thực tế khi lường trước việc thay đổi sẽ khiến bạn không thể kiếm được nhiều tiền như lúc bạn còn làm công việc mình ghét. Nếu bạn đã tiết kiệm được một khoản để tự kinh doanh, đó là thực tế khi việc kinh doanh của bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để vào guồng. Nhưng nó không có nghĩa rằng bạn phải dừng lại. Nó chỉ có nghĩa rằng kinh doanh thường phải mất chút thời gian để trở nên hiệu quả. Hãy thực tế với kỳ vọng của bạn.

9. Hãy có một tầm nhìn dài hạn

Đây là một chiến lược mạnh mẽ. Nếu bạn có tầm nhìn dài hạn, một vài khó khăn sẽ không làm bạn nản lòng. Đây là một bài kiểm tra xem bạn có chọn đúng nghề hay không. Bạn có muốn trở thành chuyên gia trong ngành? Bạn có sẵn sàng làm việc từ năm này sang năm khác để đạt được trình độ đó? Nếu bạn chọn một công việc mà những câu trả lời là “Có”, điều đó nghĩa là bạn đang đi trên một con đường đúng đắn. Nếu bạn chỉ quan tâm đến ngắn hạn và tăng lương, bạn nên cân nhắc về việc thay đổi dứt khoát.

10. Công việc rất quan trọng, vậy nên hãy tìm một công việc có ý nghĩa với bản thân và độc lập với tiền bạc hay địa vị

Công việc của bạn rất quan trọng. Công việc mang lại cho ta tự tin và cảm giác ta sống có mục đích. Đừng hạ thấp giá trị của công việc có ý nghĩa với bạn. Nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc kiếm nhiều tiền và gặt hái sự công nhận cho thành công của mình, nhưng những thứ đó chỉ là phù du so với việc tận hưởng công việc phù hợp với bản thân. Khi bạn tìm thấy một nghề cho bạn ý nghĩa trong mỗi việc bạn làm tức là bạn đang đi trên con đường mang lại hạnh phúc và cảm hứng cho bản thân đấy!