8 tháng trước
Cách Sử Dụng Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Porter Trong Phân Tích Thị Trường
275

7348
Lượt xem
210
Lượt chia sẻ
82
Lượt bình luận

Bạn có đang muốn bắt đầu kinh doanh nhưng không hề biết rõ về tiềm năng sinh lợi trong ngành, và không thật sự muốn bắt đầu tất cả từ con số 0 phải không?

Công cụ đơn giản này là bước khởi đầu hoàn hảo dành cho bạn — Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh của Porter. Đây là một công cụ hiệu quả để đánh giá thị trường hiện tại.

Và nếu đôi khi bạn được yêu cầu phân tích một thị trường và xác định các đối thủ lớn trong đó nhưng bạn lại gặp vướng mắc không biết bắt đầu từ đâu, hoặc nếu bạn đang muốn tăng tính cạnh tranh của công ty trong môi trường kinh doanh, thì Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter có thể là cứu cánh của bạn.

Chính xác thì mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter được đặt tên theo Michael E. Porter, một nhà kinh tế học. Năm 1979, ông đưa ra mô hình này trong cuốn sách Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy). Dù những chuyên gia khác nhau dùng nhiều tên khác nhau cho năm loại áp lực này, về bản chất chúng khá giống nhau. Nói chung, năm loại áp lực cạnh tranh được diễn tả như sau:


1. Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

Phần này nói về sự sẵn có của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế từ đối thủ. Định nghĩa của Porter về hàng hoá thay thế trong mô hình này nói đến hàng hoá trong ngành kinh doanh khác. Hàng hoá hay dịch vụ là thứ thay thế nếu chúng có thể được sử dụng thay cho nhau. Áp lực này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm chi phí để khách hàng chuyển sang một sản phẩm thay thế, xu hướng thay thế của người mua và hiệu suất giá của sản phẩm thay thế.

2. Nguy cơ từ đối thủ hiện tại

Nguy cơ này xem xét thế mạnh của các đối thủ đang tồn tại trong ngành kinh doanh hiện tại. Có một vài yếu tố có khả năng bao gồm số lượng đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của thị trường và tính đa dạng của đối thủ.

3. Nguy cơ từ đối thủ mới gia nhập

Nguy cơ này nhắc đến nguy cơ tiềm ẩn được mang đến bởi những thành viên mới gia nhập ngành. Đây cũng là những rào cản gia nhập vì nó đo được khả năng tồn tại của những đối thủ mới trong môi trường kinh doanh. Chi phí vốn, thương hiệu của những đối thủ đang làm và yêu cầu của công nghệ độc quyền hoặc bằng sáng chế là những yếu tố chính ảnh hưởng đến áp lực này.

4. Quyền thương lượng của nhà cung ứng

Áp lực này nhắc đến việc nhà cung ứng hoặc yếu tố sản xuất dễ dàng tăng giá. Ví dụ, số lượng nhà cung ứng có khả năng và liệu họ có sản xuất ra những sản phẩm đồng nhất hay khác biệt có thể ảnh hưởng đến giá cả ở một mức độ nhất định.

5. Quyền thương lượng của khách hàng

Áp lực này nhắc đến việc khách hàng dễ dàng ép giá xuống. Ví dụ, khách hàng có khả năng yêu cầu một mức giá thấp hơn nếu họ mua một lượng lớn hàng hoá hoặc dịch vụ. Số lượng khách hàng và độ mạnh của tên tuổi thương hiệu cũng ảnh hưởng tới quyền thương lượng của khách hàng.

Ba yếu tố đầu tiên thuộc phần cạnh tranh hàng ngang trong khi hai yếu tố còn lại thuộc cạnh tranh hàng dọc.

Ích lợi của mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter?

Mọi người chủ và cổ đông của một doanh nghiệp đều có chung một câu hỏi: làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?

Bằng việc đánh giá ngành kinh doanh với mô hình này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn bức tranh tổng thể của môi trường kinh doanh này. Thực sự thì mô hình này cũng có thể được áp dụng để hiểu rõ hơn các đối thủ cạnh tranh lớn hiện tại. Việc xác định được thế mạnh và điểm yếu của họ cho phép ta nghĩ ra chiến lược tốt hơn để đẩy mạnh hơn tính cạnh tranh của ta.

Chúng ta cũng có thể đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp mình bằng cách so sánh chúng ta với các đối thủ cạnh tranh khác để xem liệu thị trường đã bão hoà hay chưa.

Mặt khác, mô hình này cho ta thấy ta vượt trội hơn ở mặt nào. Do đó, ta có thể dành nhiều nỗ lực hơn để mở rộng thế mạnh cạnh tranh để luôn luôn vượt lên trước các đối thủ. 

Bên cạnh đó, sau khi phân tích tình trạng hiện tại và tiềm năng tương lai của năm áp lực cạnh tranh, chúng ta có thể định hướng những áp lực này để có lợi cho ta. Chỉnh sửa chiến lược có thể thay đổi tác động của các áp lực cạnh tranh lên tổ chức. Một sự dịch chuyển định hướng hợp lý có thể đưa công ty tới một tương lai tươi sáng hơn.

Thách thức nào cho mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter?

Dù mô hình của Porter có thể được áp dụng cho nhiều mục đích sử dụng, nhưng nó hơi quá lý tưởng để dùng xem xét ngành kinh doanh. Mô hình này đưa ra định hướng để đánh giá môi trường kinh doanh nhưng phân tích này dựa trên giả định một thị trường hoàn hảo. Trong thực tế, thị trường hiếm khi, nếu không muốn nói là không bao giờ, ở trong điều kiện lý tưởng nên không thể nào có thể đánh giá môi trường kinh doanh một cách hoàn hảo với mô hình này. Thay vào đó, mô hình này chỉ có thể áp dụng cho các cấu trúc thị trường đơn giản.

Hơn nữa, mô hình này xem nhẹ áp lực thứ sáu – Người bổ trợ. Người bổ trợ chỉ những người bán sản phẩm hoặc dịch vụ được dùng kết hợp với một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một đối thủ. Intel và Apple là một ví dụ hay khi họ cạnh tranh rất cao nhưng lại không có sự liên quan rõ ràng nào của họ trong ngành này. Xem xét cả nguồn áp lực thứ sáu sẽ làm mô hình này hoàn hảo hơn.

Cuối cùng, mô hình này cũng xem nhẹ thành phần công nghệ trong thế giới kinh doanh ngày nay. Vì mô hình được đưa ra từ năm 1979, khả năng tác động của công nghệ gần như bị bỏ qua so với ngày nay. Bỏ qua khía cạnh công nghệ có thể làm cả bài phân tích không chính xác. Vì vậy, ác yếu tố kỹ thuật số hoá hoặc toàn cầu hoá thường được thêm vào mô hình hiện giờ. 

Khi nào là tốt nhất để áp dụng mô hình?

Thời gian thích hợp để sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter là khi nào? Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp, thật không khôn khéo khi bắt đầu vận hành một công ty trước khi tìm hiểu lợi nhuận của một đối thủ mới trong ngành. Trong trường hợp này, mô hình có thể trở nên cần thiết để phân tích thị trường trước khi đặt quá nhiều nỗ lực và sự đầu tư.

Mô hình này cũng có thể là một công cụ hữu hiệu để một doanh nghiệp đang vận hành hiệu chỉnh lại chiến lược để phát triển hơn. Cũng rất có ích khi doanh nghiệp được trải nghiệm quá trình trì trệ và không hề biết mình sai ở đâu. Mô hình này có thể đưa ra câu trả lời của sự không vừa lòng.

Ở đây chúng ta mô tả cách 5 áp lực cạnh tranh của Porter có thể được sử dụng để đánh giá một doanh nghiệp. Hai doanh nghiệp nổi tiếng thế giới, Facebook và Nike sẽ được minh họa sau đây:

Ví dụ 1: Facebook

Thị trường mạng xã hội cực kì cạnh tranh và luôn trải qua những sự thay đổi. Qua việc thường xuyên giới thiệu công nghệ mới, Facebook phải đối mặt với hoàn cảnh bằng sự sáng tạo liên tục, và sự thích nghi với một môi trường luôn thay đổi. Bên cạnh đó, thị trường mạng xã hội thường không giống các thị khác.

Tương tự, số đối thủ tăng lên làm độ cạnh tranh cao lên nhiều, làm Nguy cơ từ đối thủ mới gia nhập và đối thủ hiện tại cao hơn. Cuối cùng, vì thị trường di động đang nổi lên trong khi chi phí chuyển đổi cho người dùng từ máy tính sang di động thì thấp, nên cũng tồn tại Nguy cơ thay thế cao. 

Ví dụ 2: Nike

Nguy cơ từđối thủ hiện tại là nỗi lo lớn cho Nike, vì có những đối thủ đã ở trong ngành cũng như có nhiều đối thủ sắp gia nhập thị trường. Rào cản thấp để gia nhập cũng mang lại một nguy cơ lớn cho Nike vì số lượng lớn đối thủ sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận. Nếu Nike không thể thích nghi với xu hướng của khách hàng, sự phát triển có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng hoặc thậm chí được ghi nhận với con số âm.

Bên cạnh đó, Quyền thương lượng của khách hàng cũng là một giá trị để xem xét vì các nhà bán buôn có thể yêu cầu giảm giá cao cho những nhu cầu to lớn của họ.

Nguồn ảnh bìa: Flaticon từ flaticon.com