4 tháng trước
Làm Thế Nào Để Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Một Cách Tốt Nhất?
272

3295
Lượt xem
82
Lượt chia sẻ
14
Lượt bình luận

Bất kỳ ai đã từng trải qua một cuộc phỏng vấn xin việc có lẽ đều phải đối mặt với một số nỗi sợ với câu hỏi "Hãy cho tôi biết về điểm mạnh và điểm yếu của bạn." Câu hỏi này vô cùng mơ hồ và khó để định hướng. Bạn có nên trả lời một cách trung thực không?

"Điểm mạnh của tôi là tôi sống trong những buổi tiệc tùng, tôi không nghiện ma túy, tôi cao và có một khiếu hài hước tuyệt vời. Điểm yếu của tôi là tôi luôn trể hẹn, có vấn đề với chính quyền, ăn cắp đồ dùng trong văn phòng và thích kể những câu chuyện cười tục trong các buổi gặp mặt."

Hoặc, đưa ra các câu trả lời mơ hồ rằng điểm yếu của bạn thật sự cũng là một điểm mạnh để ngụy trang, chẳng hạn như:

"Tôi là một người chăm chỉ, một người có suy nghĩ logic và phân tích đồng thời hòa đồng với mọi người. Điểm yếu của tôi là đôi khi tôi làm việc quá sức, tôi là một người cầu toàn, tôi luôn chuẩn bị đầy đủ và làm việc đúng thời hạn - bất kể công việc đó có khó thế nào..."

Mặc dù câu trả lời đầu tiên rất trung thực và nhà tuyển dụng biết chính xác những gì họ đang nhận - nhưng bạn có thể không được tuyển. Câu trả lời thứ hai hoàn toàn là một sự nhảm nhí và nếu như bạn có thể được tuyển, về cơ bản thì bạn cũng đã thất bại. Bạn đã cho nhân viên tuyển dụng thấy rằng bạn thiếu khả năng phản ánh bản thân và tự phân tích. 

Tại sao những người phỏng vấn lại đặt ra câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu?

Trước khi chúng ta đi sâu vào và tìm cách trả lời cho câu hỏi này, điều quan nhất là tại sao những người phỏng vấn lại hỏi nó. Lý do chính mà các quản lý tuyển dụng hoặc đội nhóm hỏi câu hỏi này[1] là để thử và xác định xem bạn có những phẩm chất khiến bạn thành công hay không. Họ cũng muốn biết những phẩm chất mà bạn có liệu có cản trở hiệu suất công việc của bạn hay không. Đơn giản như thế. 

Trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu như thế nào

Bây giờ bạn đã biết tại sao người phỏng vấn hỏi câu hỏi này và những gì mà họ đang tìm kiếm, bạn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp để đáp ứng chính xác câu hỏi này. Trước tiên hãy nhìn vào những điểm mạnh:

Làm thế nào để bàn luận về điểm mạnh của bạn

Điều chỉnh điểm mạnh của bạn để phù hợp với mô tả công việc

Khi đối mặt với các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn, luôn ghi nhớ những mô tả và nhiệm vụ công việc trong đầu. Làm nổi bật những điểm mạnh mà bạn có phù hợp với công việc cụ thể đó. Cố gắng sử dụng những từ tương tự với bản mô tả công việc. Đây là một ví dụ:

Bạn đang ứng tuyển vào một vị trí dự án mà đòi hỏi nhiều sự hợp tác, gặp gỡ và tương tác cùng với các đồng nghiệp khác. Bạn sẽ muốn điểm mạnh của mình tập trung đề cập vào những lĩnh vực này. Một số thứ mà bạn có thể liệt kê được: Người chạy deadline, làm việc theo nhóm, giao tiếp tốt, những kỹ năng cá nhân đặc biệt và giải quyết vấn đề. Rất có thể, bạn sẽ không muốn làm nổi bật rằng bạn làm việc một mình tốt nhất và là một người làm việc độc lập xuất sắc. Những điểm mạnh mà bạn làm nổi bật phải phù hợp với mô tả công việc của bạn. 

Đảm bảo những điểm mạnh của bạn phù hợp với nhiệm vụ và hệ thống giá trị của tổ chức

Gắn kết những điểm mạnh của bạn với giá trị của tổ chức sẽ hỗ trợ bạn trong việc giúp nhân viên tuyển dụng rõ hơn bạn được sinh ra cho vị trí đó và phù hợp với văn hóa của công ty. Hãy tìm hiểu và nghiên cứu trước khi phỏng vấn và xác định giá trị của tổ chức đó là gì.

Ví dụ, nếu một công ty công nghệ có cụm từ sau trên trang web của họ: "...cung cấp các giải pháp thực tế và sáng tạo cho tất cả nhu cầu công nghệ của bạn..." thì bạn sẽ muốn đưa vào danh sánh điểm mạnh của mình những thứ như: tư duy sáng tạo, đổi mới và thực tế.

Có thể giải thích và cung cấp một số ví dụ cụ thể cho từng điểm mạnh

Cách hiệu quả và tốt nhất để tấn công chuyện này là đưa một số ví dụ thể hiện nhiều điểm mạnh của bạn. Đây là cách nhanh và ngắn gọn nhất để trả lời phần câu hỏi này mà không cần phải tiếp tục nói về bản thân bạn. Nó cũng truyền tải chính xác và có sự chuẩn bị của bạn.

Giả sử bạn đang phỏng vấn cho vị trí quản lý bán hàng và điểm mạnh của bạn là: Bạn hòa đồng với mọi người, bạn là người giao tiếp xuất sắc và bạn linh động. Bạn có thể nói:

"Những điểm mạnh của tôi là: Tôi hòa đồng với mọi người, là một người giao tiếp tốt và tôi rất linh động. Một ví dụ tuyệt vời cho điều này là trong một lần ở vị trí cuối cùng của tôi là nhân viên bán hàng, tôi đã gặp phải một vị khách giận dữ xông vào cửa hàng yêu cầu hoàn lại toàn bộ số tiền cho lần mua gần nhất. Khách hàng đã mua hàng online, không có biên nhận cho sản phẩm hay bất kỳ bằng chứng mua hàng nào. Chính sách của cửa hàng đối với mua hàng online là chỉ trao đổi và lưu trữ tín dụng.

Tôi đã có thể trấn tĩnh khách hàng và chăm chú lắng nghe lời phàn nàn của anh ta. Tôi xác định rằng khách hàng đã mua sai sản phẩm, Tôi đã giải thích cách mà cả hai sản phẩm hoạt động và những khác biệt giữa hai sản phẩm đó. Khách hàng sẵn sàng trao đổi sản phẩm ban đầu cho một sản phẩm mới, đắt tiền hơn và vui vẻ trả số tiền chênh lệch giữa hai sản phẩm."

Ứng viên đã có thể cung cấp ba thế mạnh cụ thể cho công việc và minh chứng cho chúng với bằng chứng vững chắc. Khi chuẩn bị câu trả lời của bạn cho câu hỏi trước cuộc phỏng vấn, hãy đưa ra hai hoặc ba ví dụ trong trường hợp họ yêu cầu nhiều hơn và cho bạn nhiều lựa chọn hơn, trong trường hợp có cái thích hợp hơn cái kia.

Làm thế nào để bàn luận về điểm yếu của bạn

Bàn luận về điểm yếu có thể khó khăn hơn một chút so với bàn luận về điểm mạnh của bạn. Nếu như người phỏng vấn đặt ra câu hỏi liên kết chúng lại với nhau như: "Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?" Một nguyên tắc tốt dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi là bàn luận về điểm yếu trước[2] và kết thúc bằng một lưu ý tích cực. Dưới đây là ba điều cần lưu ý khi nói về điểm yếu của bạn:

Xác thực

Đưa ra một câu trả lời mà chạm vào lĩnh vực mà bạn đang cố gắng một cách hợp lý. Đưa ra một câu trả lời thành thực sẽ làm cho bạn trung thực, đáng tin và có thể tin tưởng hơn. Việc bạn nói về một thứ gì đó thực sự liên quan đến bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với nói điều mà bạn tự tạo ra vào lúc này.

Một ví dụ tuyệt vời có thể sự thật bạn là một người có suy nghĩ cầu toàn hoặc "nghĩ lớn." Bạn có thể giải thích rằng đôi khi bạn trở nên quan tâm quá nhiều đến toàn cảnh và bạn có thể bỏ qua một số chi tiết nhỏ.

Hãy chắc chắn rằng điểm yếu đấy nhỏ và không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất công việc của bạn

Chọn những điểm yếu tương đối nhỏ, sẽ không làm ảnh hưởng đến năng suất công việc của bạn, không mâu thuẫn với nhiệm vụ và giá trị cốt lõi của tổ chức, và không phản ánh kém về tính cách cũng như sự trung thực của bạn. Vì vậy, bạn có thể không muốn tiết lộ rằng bạn là một kẻ nói dối chuyên nghiệp, một tên trộm lành nghề, sử dụng chất cấm và gian lận thuế.

Nếu bạn đang xin vào làm nhân viên kế toán, bạn có thể chọn một số điểm yếu của mình như: nói trước đám đông, giao nhiệm vụ, và đôi khi hơi quá thẳng thắn.

Đưa những điểm yếu của bạn vào trong ánh sáng tích cực, kiềm chế việc tiếp tục chúng. Đừng quá chỉ trích bạn thân và không khiêm nhường. Bí quyết ở đây là tạo ra sự cân bằng giữa trung thực và khiêm tốn trong khi vẫn duy trì sự tự tin của bạn.

Nêu rõ điểm yếu của bạn và theo đuổi một giải pháp cho nó

Điều hay nhất ở câu hỏi "mô tả điểm yếu của bạn" là những yếu điểm của chúng ta - dù chúng có là gì đi nữa - đều có thể thay đổi. Câu hỏi này cho bạn cơ hội để thể hiện rằng bạn có khả năng tự nhận thức, thừa nhận những thiếu sót của mình và đang nỗ lực sửa đổi chúng.

Hãy nhìn vào ví dụ phía trên. Nếu như bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán và điểm yếu của bạn là nói trước đám đông, giao nhiệm vụ và đôi khi quá thẳng thắn, bạn có thể sắp xếp câu trả lời của mình như sau:

"Tôi có một điểm yếu là không thích nói trước nhiều người. Để giúp mình trong lĩnh vực này, tôi ưu tiên việc chuẩn bị tốt trước khi tôi nói. Tôi cũng đảm bảo rằng tôi có tập hợp các đề tài để nói nếu tôi biết mình có cơ hội có thể được yêu cầu nói ngẫu hứng trong một cuộc họp quy mô lớn. Tôi cũng là một thành viên của nhóm Toastmasters[3] vì vậy tôi tự tin và giao tiếp tốt, nhưng đôi khi tôi vẫn cảm thấy căng thẳng.

Một điểm yếu khác của tôi là tôi có xu hướng tự làm thêm thay vì giao nó cho người khác. Để cải thiện đều này, tôi đánh dấu một số điểm để nhận thấy những điểm mạnh và năng khiếu của một số người có thể hỗ trợ các nhiệm vụ này. Bằng cách này, tôi biết được ngay ai là người nên làm việc gì và tự tin rằng công việc sẽ được hoàn thành tốt.

Đôi khi tôi cũng có hơi quá thẳng thắn. Đế giúp mình kiềm chế và ngăn bản thân trở nên quá trực tiếp, tôi đã đặt ra quy tắc năm phút của riêng mình cho việc giao tiếp bằng văn bản. Vì vậy, tôi sẽ tạo một email, để nó sang một bên trong vòng năm phút và sau đó quay lại tìm ít nhất ba chỗ có thể sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn một chút rồi nhấn gửi. Phải mất thêm vài phút nhưng vài phút này dành để giải thích cho những gì tôi muốn nói hoặc phải xin lỗi vì quá thẳng thắn. Tôi thật sự quý các đồng nghiệp của mình và thật sự cố gắng để trở thành một chuyên gia dễ chịu."

Tóm lại 

Khi đối mặt với câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu đáng sợ, hãy nhớ mục đích của người phỏng vấn. Người đó đang tìm kiếm người phù hợp nhất. Một câu trả lời đơn thuần sẽ không làm hoặc phá vỡ cuộc phỏng vấn, đương nhiên trừ khi bạn nói điều gì đó đặc biệt nghiêm trọng. Tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào việc nêu điểm mạnh và làm nổi bật những gì bạn được yêu cầu. Bạn là những gì mà họ đang tìm kiếm - và bằng chứng là câu trả lời của bạn cho câu hỏi này.

Tài liệu tham khảo