2 tháng trước
Cảm Xúc Tích Cực: Vũ Khí Đánh Bại Sự Tiêu Cực
269

3081
Lượt xem
32
Lượt chia sẻ
11
Lượt bình luận

Cảm xúc tích cực của bạn tỏa ra môi trường xung quanh bạn và tác động đến mọi người trong phạm vi đó. Những người hợp với bạn trong tần số tích cực sẽ bị hút về phía bạn. Trở nên tích cực là lý do tại sao các tình huống mong muốn trong cuộc sống dường như tìm tới bạn. Các tình huống thích hợp phát sinh và nó xảy ra lúc bạn sẵn sàng để tận dụng chúng. Sự tích cực có lẽ là yếu tố thuyết phục tuyệt vời nhất. Bạn có từng bị thuyết phục về bất cứ thứ gì bởi người giận dữ hay nghi ngờ chưa?

Điều quan trọng là học cách khai thác cảm xúc tích cực mà bạn có thể gợi ra theo ý muốn. Chúng tôi đã nhìn thấy những người dường như quá hạnh phúc đến nỗi cảm xúc của họ dường như không trung thực. Bạn không phải là loại người đó, sự tích cực của bạn là thật. Bạn có thể trải nghiệm những cảm xúc tích cực thực sự mà không có sự giả tạo.

Có một tỷ lệ tích cực bên trong mỗi người chúng ta 

Nếu bạn kiểm tra một cá nhân thông thường và yêu cầu họ cung cấp cho bạn một danh sách các cảm xúc tiêu cực, họ có lẽ sẽ có thể phát ra ít nhất 5 đến 10 loại khác nhau. Câu trả lời sẽ có khả năng từ đố kỵ đến xấu hổ đến căm ghét. Vậy còn cảm xúc tích cực? Sẽ không thể tốt hơn khi có gấp đôi cảm xúc tích cực xuất hiện trong tâm trí phải không nào?

Là con người, tâm trí chúng ta có thể trôi ngược trở lại bất cứ thứ gì chúng ta có nhiều thông tin nhất. Tiến sĩ Barbara Fredrickson xem đây là tỷ lệ tích cực.[1] Cơ bản mà nói, bạn cần có cảm xúc tích cực để dựa vào nhiều hơn cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn chú ý lưu trữ nhiều thông tin về cảm xúc tích cực, bạn có thể có khả năng trải nghiệm những điều này. Thông tin thay đổi trải nghiệm.

Cảm xúc tiêu cực không mang lại nhiều sức mạnh như cảm xúc tích cực

Hai cá nhân có thể đối mặt với cùng một trải nghiệm nhưng người có nhiều cảm xúc tích cực sẽ thắng thế. Tại sao? Cảm xúc tiêu cực không mang lại nhiều sức mạnh. Bất kể tình huống đối mặt là gì, người có thể điều khiển cảm xúc tốt hơn sẽ có kết quả chiến thắng.

Hãy xem xét rằng bộ não con người không được thiết kế để duy trì sự hạnh phúc mà nó được thiết kế để giúp ta duy trì sự sống. Hệ lưới hoạt hóa thần kinh cho chúng ta thấy các cơ hội tiềm năng và nguy hiểm tiềm tàng. Mọi người phải tự coi mình là người có ý định có nhiều mức độ tích cực để lựa chọn. Đúng vậy, bạn sẽ phải hành động để có những trải nghiệm tốt hơn. Nhưng hành động của bạn sê vô nghĩa nếu bạn không có thông tin hợp lí.

Con người có 12 loại cảm xúc tích cực khác nhau và bây giờ hãy nói về việc khơi dậy chúng

Tiến sĩ Fredrickson, tác giả của sự tích cực, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có chủ tâm về cảm xúc của chúng ta. Bà phác thảo một phương pháp đơn giản để khai thác nhiều sự tích cực hơn mà không phải là một người sáo rỗng, hạnh phúc giả tạo.

Có khoảng 12 loại cảm xúc tích cực khác nhau; lòng biết ơn, vui vẻ, thanh thản, hứng thú, tự hào, hy vọng, thích thú, cảm hứng, tình yêu, vị tha, nhẹ nhõm và kinh ngạc.[2]

Fredrickson định nghĩa 10 trong 12 loại cảm xúc trong cuốn sách của bà ấy, ngoại trừ hai loại là lòng vị tha và nhẹ nhõm. Những cảm xúc tích cực này cho phép bạn đối mặt thách thức với một trí não tươi mới và vận hành ở cấp độ cao hơn. Những cảm xúc tích cực đồng thời thay đổi cả sinh hóa và suy nghĩ bạn.  

Chúng ta có thể kích hoạt một số cơ bắp nhất định trong cơ thể bạn và khơi dậy những cảm xúc tích cực

Lần tới bạn cảm thấy rằng một nụ cười có thể làm bạn trông tốt hơn nhưng bạn không đang ở trong tâm trạng này, hãy thử bài tập này.[3] Nâng khóe miệng của bạn và kéo về phía tai của bạn trong khi đó hãy nâng cao lông mày của bạn. Nghiêng đầu của bạn lên trên và giữ như thế này khoảng 20 giây hoặc lâu hơn nếu cảm thấy tự nhiên.

Những cảm xúc như hối tiếc và chán nản có thể làm khơi dậy cảm xúc tiêu cực. Hối tiếc cũng có thể biểu thị rằng bạn vẫn chưa thoát khỏi tình huống. Trải nghiệm lợi ích tâm lý của việc viết ra những thứ bạn cần vượt qua, niêm phong nó trong một phong bì tượng trưng cho việc rời khỏi nó. Bài tập được thực hiện bởi phó giáo sư tiếp thị Xiuping Liu, tại trường kinh doanh của đại học quốc gia Singapore. Liu nhận thấy những người tham gia bài tập đã cảm thấy tốt hơn và đạt được sự đóng cửa tâm lý (psychological closure).[4] Iris Hung từ trường đại học quốc gia Singapore đã thực hiện một sự khám phá đáng kinh ngạc về sức mạnh ý chí. Chỉ đơn giản là làm tăng cơ bắp, bạn có thể tăng sức mạnh ý chí trong cơ thể bạn. 

Tỷ lệ tích cực lý tưởng là 3:1

Thật lý tưởng để có 3 cảm xúc tích cực cho mỗi một cảm xúc tiêu cực khiến bạn suy sụp.

Loại bỏ hoàn toàn sự tiêu cực không phải là mục tiêu ở đây vì nó là không thể và không lành mạnh. Mở rộng nhận thức để bạn có nhiều khả năng nhìn thấy tất cả điều tốt đẹp xung quanh bạn. Bằng cách trở nên chú ý hơn về cảm xúc của bạn, bạn đã tự dạy chính mình coi trọng sự tích cực ở mức độ tốt hơn.  

Tăng nhận thức bên trong của bạn bằng việc quan sát nhiều hơn cảm xúc của bạn. Theo dõi tỷ số tích cực của bạn suốt ngày và ưu tiên nhiều hơn các hoạt động mang lại hạnh phúc cho bạn. Tò mò cũng là một loại cảm xúc tích cực. Sử dụng sự tò mò của bạn để duy trì trải nghiệm những thứ mới mẻ và mong đợi điều tốt đẹp đến từ nó.

Tài liệu tham khảo

Không tìm thấy nội dung