9 tháng trước
Nhiều Cặp Đôi Từ Bỏ Nhau Quá Sớm Và Quá Dễ Dàng
192

3613
Lượt xem
542
Lượt chia sẻ
109
Lượt bình luận

Tất cả chúng ta đều có ước mơ. Bạn nhìn thấy một người đàn ông hay người phụ nữ trong mơ của mình trong một căn phòng đông đúc. Ánh mắt của cả hai dán vào nhau. Và vào thời điểm đó hai bạn đều biết ... Và sau đó bạn bắt đầu cuộc sống hạnh phúc mới và bắt đầu cuộc sống "hạnh phúc mãi về sau".

Trong khi phần lớn mọi người đều cảm thấy "hạnh phúc trong một thời gian ngắn," thì chỉ có vài người được chọn để "hạnh phúc mãi về sau." Các mối quan hệ thì rất khó khăn. Và việc duy trì một mối quan hệ sau khi những phù hoa biến mất, và bạn nhìn thấy cô ấy khi không trang điểm hoặc bị choáng váng bởi hơi thở vào buổi sáng của anh ấy - thì quả thực rất khó khăn.

Những mối quan hệ tuyệt vời cần rất nhiều nỗ lực bền bỉ

Đó là một sự thực khó khăn. Một mối quan hệ cần có thời gian, nỗ lực, năng lượng, sự kiên nhẫn và rất nhiều hành động để nó thành công. Phần lớn mọi người thường dừng lại ngay khi mọi thứ trở trở nên bị lung lay. Xã hội đã đánh lừa chúng ta vào việc tin rằng nếu chúng ta không hạnh phúc trong một mối quan hệ, đó là một dấu hiệu rằng nó không có nghĩa là như vậy [1]. Điều đó không đúng. Những bộ phim hài lãng mạn, truyện cổ tích và tiểu thuyết phiến tình đã làm méo mó cái nhìn của chúng ta về động lực của một mối quan hệ.

Lisa Blum, Psy.D,– một nhà tâm lý học lâm sàng ở California chuyên trị liệu tập trung vào cảm xúc cho các cặp đôi tin rằng:

“Các mối quan hệ bền vững nhất, lâu dài nhất cần rất nhiều nỗ lực và kiên trì ... văn hóa, hệ thống giáo dục và phong cách nuôi dạy con cái của chúng ta không chuẩn bị cho chúng ta một sự thật rằng ngay cả những mối quan hệ cũng cần phải nỗ lực.”

Những vấn đề tương tự phát sinh khi họ nhảy vào một mối quan hệ mới

Mong muốn một mối quan hệ và duy trì một mối quan hệ là hai điều rất khác nhau. Phần lớn mọi người muốn ở trong một mối quan hệ. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 90% số người kết hôn, ít nhất một lần, tính đến thời điểm họ 50 tuổi [2]. Tỷ lệ ly dị đối với những người kết hôn dao động đâu đó từ 40 đến 50 phần trăm. Và tỷ lệ ly hôn cho các cuộc hôn nhân lần thứ hai hay ba thậm chí còn cao hơn. 

Ly dị và chia tay chỉ là kết thúc các mối quan hệ nhưng không giải quyết một cách cần thiết bấy kỳ vấn đề nào. Đây là lý do tại sao tỷ lệ ly dị đối với các cuộc hôn nhân tiếp theo rất cao. Thông thường một người sẽ rời bỏ một mối quan hệ, nhảy vào một mối quan hệ khác và lặp lại cùng những hành vi và chu kỳ tương tự. Dễ dàng thoát khỏi mối quan hệ này sang mối quan hệ khác hơn là gắn bó, nỗ lực và làm cho mối quan hệ hiện tại của bạn kéo dài.

Điều đó không thể nói rằng nếu mối quan hệ đó bị lạm dụng hay độc hại thì bạn vẫn nên gắn bó - đặc biệt nếu bạn không kết hôn. Có những lúc khi mà việc chia tay là cách hành động tốt nhất và an toàn nhất. Tuy nhiên, thường thì chúng ta từ bỏ khi chúng ta cảm thấy không hạnh phúc, niềm đam mê bị suy yếu hoặc chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đang sử dụng quá nhiều năng lượng để duy trì mối quan hệ.

Làm sao để biết được liệu bạn nên ở lại hay không

Vậy bạn đã đọc phần đầu tiên của bài viết này nhưng bạn vẫn không chắc liệu bạn nên chịu đựng đến cùng hay không. Bên dưới là một vài điều để bạn xem xét.

Cả hai bạn sẵn sàng nỗ lực

Hôn nhân không phải là 50/50. Hôn nhân là 100% - tuy nhiên bạn có thể đạt được điều đó. Rất hiếm khi hai người ở cùng một nơi - cảm xúc, tinh thần, tâm trí và sinh lý - cùng một lúc. Đôi khi, một người ở trong một tình huống nào đó cho đi nhiều hơn người khác. Một người có thể cho đi 70 và người còn lại là 30 và điều đó là hoàn toàn bình thường trong một hoàn cảnh nào đó.

Vấn đề phát sinh khi một người luôn cho nhiều hơn người còn lại[3]. Có một ngày nghỉ hoặc ở một nơi tồi tệ là điều có thể hiểu được nhưng sự lười biếng thì không. Nếu bạn đang hẹn hò một ai đó trong một thời gian và bạn nhận ra rằng bạn đang phải làm tất cả mọi thứ mọi lúc mọi nơi, thì bạn nên xem xét lại vị trí của mình trong mối quan hệ đó. Điều đó không hề mang đến sự bền vững hay lành mạnh trong một khoản thời gian dài.

Bạn cảm thấy mãn nguyện, mặc dù đôi khi không vui

Hạnh phúc là tương đối và phụ thuộc vào các hoàn cảnh bên ngoài. Nó dâng lên và lặn xuống theo thủy triều của cuộc sống. Sự mãn nguyện, đôi khi là một trạng thái đều đặn và ổn định hơn. Nó không thay đổi thường xuyên như hạnh phúc. Mãn nguyện, không phải sự hạnh phúc nên là công cụ đo lường cho mối quan hệ của bạn.

Nếu bạn là một người quá ưa sạch sẽ và người yêu của bạn vứt bừa vãi quần áo của họ trên sàn, ăn thức ăn trên giường, để lại vết bùn khắp nhà và không bao giờ dọn dẹp thì bạn sẽ không hạnh phúc. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy an toàn và yêu vô điều kiện [4] và được coi trọng, thì bạn có khả năng ở trong trạng thái thõa mãn liên tục mặc dù sự hạnh phúc của bạn không ổn định. Nếu một mối quan hệ đáp ứng cho cả hai người và cả hai sẵn sàng làm những gì họ có thể khi họ có thể, thì mối quan hệ này sẽ vững chắc.

Hạnh phúc mãi về sau không xảy ra: 3 vấn đề hàng đầu các cặp đôi thường gặp phải

Có một mối quan hệ mãn nguyện, lành mạnh và kéo dài cần nhiều thời gian và nỗ lực. Bên dưới là ba vấn đề hàng đầu mà các cặp đôi gặp phải và phải giải quyết liên tục để đạt được câu chuyện tình yêu cổ tích:

Mất đi niềm đam mê và hào hứng

Mất niềm đam mê là điều hoàn toàn bình thường 100% và được tất cả các cặp đôi trải nghiệm. "Trạng thái hạnh phúc" mà bạn trải nghiệm trong suốt những giai đoạn đầu của tình yêu tượng tự như với những gì mà một người nghiện ma túy cảm thấy khi anh ta hít cô ca in. Khi bạn đang yêu, bộ não của bạn đang bơi trong những hóa chất "cảm giác tốt" dopamine and norepinephrine[5]. Chúng đang làm cho nghiện. Đó là lý do tại sao bạn chia tay lại rất khó.

Ngoài giờ làm việc, các chất hóa học bắt đầu làm hao mòn và cơ thể của bạn bắt đầu điều tiết việc sản xuất và giải phóng những hóa chất này. Đây là một quá trình tự nhiên và sinh lý. Tuy nhiên, hầu hết mọi người nhầm lẫn nó là một dấu hiệu là tình yêu đang phai nhạt hay mối quan hệ đang chết dần. Họ kết thúc mối quan hệ đó và tìm kiếm mối quan hệ khác để mà họ có thể có trải nghiệm trạng thái hạnh phúc của tình yêu một lần nữa

Bên dưới là một số điều rất thiết thực mà bạn có thể làm để tái hiện sự lãng mạn[6] và thêm một chút hứng thú trở lại vào mối quan hệ của bạn:

  • Tham gia vào các hoạt động mới với nhau. Hãy tạm bỏ thói quen và khuấy động mọi thứ lên một chút.
  • Thêm một số bí ẩn và hào hứng vào phòng ngủ. Thử những cách thức mới lạ với đồ lót, ánh sáng rực rỡ, nước hoa, và thức ăn. Trêu ngươi cả 5 giác quan theo một cách khác. Hãy thử một cái gì đó mới mẻ (nhưng đảm bảo cả hai bên đều tham gia" dù bất kể hai bạn đề xuất gì) 
  • Tìm kiếm các hoạt động sản xuất sự kích thích. Những thứ khiến trái tim bạn đập nhanh và bơm máu cũng tốt cho ham muốn tình dục. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn tham gia vào một hoạt động cùng nhau mà tạo ra cơn sốt endorphin và adrenalin, bạn sẽ tạo ra một trạng thái kích thích cao độ mà có thể chuyển sang mối quan hệ của bạn.

Các vấn đề giao tiếp

Vấn đề số một làm nền tảng cho hầu hết các vấn đề trong một mối quan hệ là giao tiếp[7]. Khi giao tiếp bị phá vỡ, chiến tranh xảy ra, mọi người bị tổn thương, và cuối cùng mối quan hệ bị ảnh hưởng.

Giao tiếp liên quan đến rất nhiều thứ hơn là việc chỉ thảo luận bằng lời nói. Hiểu cách nói chuyện với người yêu của mình đúng cách mà cộng hưởng với họ là điều then chốt. 5 ngôn ngữ tình yêu[8] là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Tiền đề của cuốn sách này và mô hình giao tiếp được tóm tắt tốt nhất bằng lời của tác giả cuốn sách Gary Chapman:

“Kết luận của tôi sau ba mươi năm tư vấn hôn nhân là về cơ bản có năm ngôn ngữ tình yêu về mặt tình cảm - năm cách mà mọi người nói và hiểu về xúc cảm tình yêu. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, một ngôn ngữ có thể có nhiều phương ngữ hoặc biến thể. Tương tự, với năm ngôn ngữ tình yêu cảm xúc cơ bản, có rất nhiều phương ngữ ... Điều quan trọng là nói đến ngôn ngữ tình yêu của vợ/chồng bạn.”

Theo Chapman, 5 ngôn ngữ tình yêu là:

  • Lời nói động viên: Thể hiện tình cảm thông qua lời nói trìu mến, lời khen, hay sự đánh giá cao.
  • Những hành động phục vụ: Hành động, thay vì lời nói, được dùng để thể hiện và nhận được tình yêu.
  • Nhận quà: Quà là biểu tượng của tình yêu và tình cảm
  • Thời gian chất lượng: Thể hiện tình cảm với sự chú ý không phân tâm.
  • Những vuốt ve âu yếm: Nó có thể là chuyện tình dục hay cái nắm tay. Với ngôn ngữ tình yêu này, người nói cảm nhận được tình cảm qua những cái vuốt ve âu yếm.

Thiếu sự trân trọng (coi nhau là điều hiển nhiên)

Đây là một trong những điều không thể tránh khỏi trong một mối quan hê lâu dài. Bạn không có ý coi nhau là điều hiển nhiên - nó chỉ xảy ra theo thời gian mà thôi. Coi nhau là điều hiển nhiên và tập trung vào những điều tiêu cực của người bạn đời hay mối quan hệ là sự bất lợi và sẽ bạn luôn ở trong trạng thái không hạnh phúc. Một khi bạn không hạnh phúc đủ lâu, bạn sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về mức độ thỏa mãn của bạn về mối quan hệ này.

Một cách tuyệt vời để chủ động và chủ ý chống lại điều này là bằng cách kết hợp quy tắc 5:1 vào suy nghĩ và giao tiếp của bạn với vợ/ chồng của bạn. Đối với mỗi một tiêu cực giữa hai bạn, hai người nên tìm ra năm điều tích cực. Đối với mỗi một bình luận tiêu cực bạn nên chia thành năm lời khen. Điều này giúp cho bộ não của bạn tập trung vào những tích cực thay cho những tiêu cực. Nó cũng giúp bạn phát triển và duy trì một thái độ biết ơn đối với mối quan hệ và người bạn đời của bạn.

Các mối quan hệ đều khó khăn. Chúng đòi hỏi sự nuôi dưỡng và chú ý liên tục. Có những kỳ vọng thực tế và một kế hoạch để chống lại sự mất đi niềm đam mê và hào hứng, các vấn đề giao tiếp và việc không đánh giá cao và trân trọng lẫn nhau là những bí mật để hạnh phúc mãi về sau.

Tài liệu tham khảo